Chất lượng đào tạo và kiến thức là mục tiêu để ngành Sơn mài – Khảm trai thành công.

Ngày 25 tháng 09 năm 2019, tại trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam đã tổ chức hội thảo: “Lấy ý kiến chuyên gia xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học cần đạt, sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp và cao đẳng cho nghề Kỹ thuật Sơn mài - Khảm trai”.  

    Hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, vững kỹ năng. . Ngày 25 tháng 09 năm 2019, tại trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam đã tổ chức hội thảo: “Lấy ý kiến chuyên gia xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học cần đạt, sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp và cao đẳng cho nghề Kỹ thuật Sơn mài - Khảm trai”.

       Tham dự hội thảo có các đồng chí là cán bộ quản lý, giảng viên, nghệ nhân đang công tác tại trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội; Trường Cao đẳng nghề Nông lâm Đông Bắc; Trường Cao đẳng nghề Công nghệ kinh tế và chế biến lâm sản; Công ty CP tầm nhìn Mỹ thuật  Đông Dương; Trường TCN Thủ công Mỹ nghệ truyền thống Nam Định và các đồng  chí cán bộ, giáo viên trong nhóm biên soạn chương trình Chuẩn đầu ra ngành Kỹ thuật Sơn mài - Khảm trai của trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam.

      Phát biểu khai mạc, đồng chí Trần Việt Hùng - Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: “ Việc xây dựng chuẩn đầu ra là yếu tố then chốt giúp hoạt động đào tạo đi đúng hướng, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của xã hội, từng bước nâng cao được vị thế của nhà trường”. Đồng chí Trần Hữu Quân, trưởng phòng Quản lý đào tạo và HSSV thay mặt nhóm biên soạn báo cáo tiến độ thực hiện công việc, đồng thời xác định rõ mục tiêu quan trọng của buổi hội thảo là xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia về các kỹ năng chuẩn đầu ra của HSSV ngành Kỹ thuật Sơn mài – Khảm trai sau khi tốt nghiệp.

      Trong phần thảo luận, các đại biểu đã tích cực đóng góp ý kiến, tham gia đề xuất về nhiều chủ đề liên quan đến nội dung hội thảo như: chỉnh sửa, bổ sung những điểm chưa hợp lý của chương trình; thống nhất giữa tên gọi và kỹ năng thực hiện của một số vị trí công việc trong bản phân tích nghề… Bên cạnh những góp ý trực tiếp, các chuyên gia còn gợi mở những hướng tiếp cận, cách xác định vị trí việc làm thông qua thực tế, từ nhu cầu và thẩm mỹ của người tiêu dùng các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ.

     Kết thúc buổi hội thảo, đồng chí Trần Việt Hùng, Hiệu trưởng nhà trường đã đánh giá cao những đóng góp của các đại biểu và khẳng định các đóng góp có ý nghĩa qan trọng trong việc hoàn thiện chuẩn đầu ra cho ngành Kỹ thuật Sơn mài - Khảm trai. Đồng chí hiệu trưởng hi vọng các thầy cô, các chuyên gia và nghệ nhân sẽ tiếp tục đồng hành với trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian tới để hoàn thiện chương trình đào tạo của ngành này, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường hiện nay.

      Ban truyền thông.                                                                               

                                                                                                                        

Bình luận