Truyền thông giáo dục nghề nghiệp mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm
GD&TĐ - Đa dạng hóa hình thức, đảm bảo truyền thông giáo dục nghề nghiệp được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm. Đây là nội dung quan trọng của hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn mới,…
Ngày 30/6, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức hội nghị “Phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp; hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025”. Hội nghị được tổ chức trực tuyến với sự tham gia của đại diện 63 Sở LĐ-TB&XH trên toàn quốc, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp,…
Hình thành hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 được xem là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại và liên thông,…
Trao đổi tại hội nghị, Tiến sĩ Trương Anh Dũng – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Đây là lần đầu tiên xuất hiện khái niệm hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp. Vấn đề mới này nhằm đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ được giao về nâng cao giá trị thương hiệu, hình ảnh của hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong tình hình mới.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi, Đại hội 13 của Đảng đã xác định thời cơ và thách thức từ những vấn đề mới được đặt ra, đòi hỏi hệ thống chính trị nói chung trong đó có lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp phải có sự chủ động, bứt phá và sáng tạo
Sứ mệnh, vai trò của giáo dục nghề nghiệp đối với xã hội và nền kinh tế là hết sức quan trọng, trong Hiến pháp cũng đã khẳng định vai trò, sứ mệnh của giáo dục nghề nghiệp luôn đồng hành với quá trình phát triển của lực lượng lao động, cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Báo cáo mới đây về tương lai việc làm của Diễn đàn kinh tế thế giới cũng đã nhấn mạnh vai trò của việc phát triển kỹ năng, đồng thời khuyến cáo các Chính phủ cần phải tập trung phát triển lĩnh vực này, trong bối cảnh thị trường thế giới đang thay đổi nhanh chóng và các quốc gia đang xây dựng kế hoạch phục hồi đất nước sau dịch bệnh,…
Theo tiến sĩ Trương Anh Dũng, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025 để tiếp nối kế hoạch truyền thông giai đoạn 2018-2020 đã được triển khai khá thành công.
Trên cơ sở đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã xây dựng kế hoạch triển khai hệ sinh thái truyền thông để cụ thể hóa kế hoạch này.
Triển khai hệ sinh thái truyền thông sẽ hướng tới việc đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, đảm bảo truyền thông giáo dục nghề nghiệp được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm.
Chuyển tải đầy đủ, kịp thời hình ảnh nổi bật của giáo dục nghề nghiệp, tập trung được sự đồng hành, quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng tham gia việc xây dựng và triển khai hiệu quả hệ sinh thái truyền thông giáo dục nghề nghiệp.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam là trường công lập, có hệ thống cơ sở vật chất ko ngừng được đổi mới, hoàn thiện qua các năm, đội ngũ cán bộ giáo viên ổn định, với chức năng nhiệm vụ đào tạo ở 03 cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp cho khu vực kinh tế tập thể và nhu cầu của xã hội. Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chọn là trường có các ngành trọng điểm cấp Quốc gia về Kỹ thuật và cấp Quốc tế về Mỹ nghệ. Nhà trường có 06 khoa: Kinh tế và phát triển HTX, Công nghệ thông tin, Mỹ nghệ, Cơ điện, Cơ bản - Sư phạm dạy nghề, May thời trang. Công tác tuyển sinh của nhà trường đối với hệ cao đẳng, cao đẳng 9+ liên tục trong năm. Hiện nay, tổng số sinh viên của nhà trường cả 03 khoá khoảng 1.500 sinh viên. Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt 95%, trong đó các ngành cơ điện, ngành may có việc làm là 100%, với mức lương trung bình từ 10-12triệu đồng/tháng.
Nguồn giaoducthoidai.vn