Thúc đẩy thỏa thuận hợp tác về đánh giá kỹ năng nghề quốc gia với Nhật Bản

Dự án đã được triển khai tại Việt Nam 20 năm qua cho thấy đã có tác động tích cực đến hệ thống đánh giá kỹ năng nghề của Việt Nam phù hợp với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới.

Chiều ngày 28/1/2021 đã diễn ra cuộc họp trực tuyến Công tư (PPJC) giữa Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhằm đánh giá kết quả thực hiện dự án trong năm 2020 và đề xuất kế hoạch năm 2021 cho Dự án thúc đẩy hệ thống đánh giá kỹ năng nghề (SESPP).

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Nguyễn Thị Việt Hương, đại diện Vụ Kỹ năng nghề và một số trường nghề tham gia cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Việt Hương bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ Nhật Bản đã có nhiều hoạt động giúp đỡ Việt Nam trong thời gian vừa qua. Dự án SESPP đã được triển khai tại Việt Nam 20 năm qua cho thấy đã có tác động tích cực đến hệ thống đánh giá kỹ năng nghề của Việt Nam phù hợp với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới.

Phó tổng cục trưởng Nguyễn Thị Việt Hương tin tưởng trên nền tảng hoạt động hỗ trợ của Dự án sẽ hỗ trợ thúc đẩy hệ thống đánh giá kỹ năng nghề Việt Nam. Kinh nghiệm Nhật Bản về đánh giá kỹ năng nghề của Nhật Bản là rất cần thiết để Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nghiên cứu phát triển mô hình đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

Dự án thúc đẩy hệ thống đánh giá kỹ năng nghề (SESPP) do Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản tài trợ được thực hiện tại một số nước Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Myanma, Campuchia, Lào) và Ấn Độ nhằm chuyển giao kinh nghiệm trong thực hiện đánh giá đào tạo theo phương thức Nhật Bản.

Đến nay, dự án SESPP đã và đang chuyển giao công nghệ đánh giá kỹ năng nghề cho 7 nghề, gồm: Tiện, Phay, Đo kiểm cơ khí, Điều khiển tuần tự , Lắp cáp mạng thông tin, Đo vẽ cơ khí; Bảo trì hệ thống điện; trong đó: 5 nghề (Tiện, Phay, Đo kiểm cơ khí, Điều khiển tuần tự , Lắp cáp mạng thông tin) được thực hiện từ năm 2015, tuy nhiên từ năm 2018, phía Nhật dừng tài trợ cho nghề Lắp cáp mạng thông tin, chưa chuyển giao đề thi cho phía Việt Nam.

Theo ý kiến của ông Tokiwa, đại diện Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản: Dự án SESPP là dự án ODA không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho một số nước, dự án là sự hướng dẫn về thi kỹ năng của Nhật Bản và hỗ trợ cho hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam. Do đó, Nhật Bản chỉ giới thiệu về các kinh nghiệm của Nhật Bản cho Việt Nam; các nghề phía Nhật Bản chuyển giao là các nghề có trong hệ thống đánh giá của Nhật Bản và phía doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu lao động.

TS. Nguyễn Chí Trường, Vụ Trưởng Vụ Kỹ năng nghề cho biết, hiện nay có một số khó khăn trong quá trình phối hợp với phía Nhật Bản thực hiện dự án SESPP. Phía Việt Nam rất bị động trong việc thực hiện dự án, vì đến tận tháng 5, 6, phía Nhật mới báo dự án SESPP có tiếp tục thực hiện hay không, phía Vụ Kỹ năng nghề không thể xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện dự án SESPP dài hạn cũng như có kế hoạch từ đầu năm, không có bất kỳ nguồn kinh phí nào cho hoạt động dự án nên quá trình thực hiện gặp khó khăn.

Tuy nhiên, là đơn vị chuyên môn phụ trách về hoạt động đánh giá kỹ năng nghề nên Vụ Kỹ năng nghề vẫn tiếp tục trao đổi, hợp tác với phía Nhật để triển khai các hoạt động theo kế hoạch của Nhật Bản. Để dự án được hoạt đồng hiệu quả lãnh đạo Vụ Kỳ năng nghề Đề xuất hoạt động SESPP năm 2021.

Dự án SESPP là cần thiết cho nâng cao chất lượng đội ngũ đánh giá viên của Việt Nam. Việc đề xuất tại cuộc họp ngày 28/01/2021 là cơ sở để phía Nhật Bản xem xét, xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2021.

Phía Nhật Bản có thỏa thuận trong việc hợp tác thực hiện dự án SESPP theo giai đoạn hoặc theo từng năm giữa đại diện của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Vụ Kỹ năng nghề) để phía Việt Nam có thể chủ động xây dựng kế hoạch hợp tác phù hợp, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu xuất dự án.

Trong thỏa thuận nêu trên có đề cập đến: Những nội dung mà Vụ Kỹ năng nghề đã đề xuất tại cuộc họp công tư năm 2019, như: công nhận cho những người được dự án SESPP cấp chứng nhận đánh giá viên hoặc đạt yêu cầu tại kỳ đánh giá; tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng nghề của Nhật Bản, những khó khăn phía Nhật đã phải đối mặt; tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng đánh giá kỹ năng nghề; tổ chức một số hoạt động về truyền thông nhằm thông tin cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản về dự án SESPP.

Những nội dung đề xuất mới cho dự án năm 2021 là tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý về phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng nghề; cử chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong xây dựng tiêu chuẩn nghề, phát triển hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia...

Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam là trường công lập, thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Dạy nghề Thủ công Việt Nam (ngày 15/8/2004) lên trường Trung cấp nghề Kỹ thuật - Mỹ nghề Việt Nam, tiếp đến là trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam. Cho đến nay, với hệ thống cơ sở vật chất ko ngừng được đổi mới, hoàn thiện qua các năm, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên được nâng cao, với chức năng nhiệm vụ đào tạo ở 03 cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp cho khu vực kinh tế tập thể và nhu cầu của xã hội. Trường đã được Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội chọn là trường Trọng điểm cấp quốc gia về đào tạo các ngành Kỹ thuật và cấp quốc tế - khu vực ASEAN- về đào tạo các ngành Mỹ nghệ. Tổng số cán bộ, viên chức Nhà trường hiện nay là 78 người.Trường có 6 khoa: Kinh tế và phát triển HTX, Công nghệ thông tin, Mỹ nghệ, Cơ điện, Cơ bản - Sư phạm dạy nghề, May thời trang. Hiện tổng số sinh viên 3 khoá hơn 2.000 sinh viên. Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt 95%, trong đó các khoa cơ điện, ngành may có việc làm là 100%, với mức lương trung bình từ 10- 12triệu đồng/tháng./.

Nguồn dantri.com

Bình luận