Thủ tướng: Tập trung đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Trong đó tập trung đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân”.

Đây là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến đánh giá việc thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam và vấn đề việc làm, mức sống, điều kiện làm việc của công nhân lao động vừa được Văn phòng Chính phủ thông báo.

Thu nhập một số ngành nghề còn thấp

Theo Thông báo, Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tích cực phối hợp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mỗi bên. Nhiều vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn được Chính phủ quan tâm giải quyết kịp thời…

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thủ tướng cũng chỉ rõ, vấn đề việc làm bền vững, nâng cao mức sống và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân lao động còn gặp một số khó khăn.

Cụ thể, năng suất lao động còn thấp, trình độ tay nghề còn thấp nên việc làm khó bền vững và thu nhập chưa cao. Thu nhập của một số ngành nghề, nhất là ngành nghề lao động nặng nhọc, độc hại, lao động giản đơn còn thấp. Lợi ích của một bộ phận công nhân được hưởng chưa xứng với thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình.

Ngoài ra, việc làm và đời sống vật chất, tinh thần của công nhân tuy đã được cải thiện song vẫn còn không ít khó khăn, bức xúc, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước…

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số

Trước thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phát triển thị trường lao động, hướng đến việc làm bền vững. Theo đó, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao…

Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn. Xây dựng cơ chế, chính sách định hưởng dịch chuyển lao động thông thoáng, phẩn bổ hợp lý lao động theo vùng.

Đa dạng hóa phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, khung trình độ quốc gia, gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi để phát triển xã hội số.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Trong đó tập trung đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân. Hoàn thiện chính sách để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các cơ sở đào tạo nghề với phương tiện kỹ thuật hiện đại; khuyến khích liên kết các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp trong đào tạo, đào tạo lại…

Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam là trường công lập, thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Dạy nghề Thủ công Việt Nam (ngày 15/8/2004) lên trường Trung cấp nghề Kỹ thuật - Mỹ nghề Việt Nam, tiếp đến là trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam. Cho đến nay, với hệ thống cơ sở vật chất ko ngừng được đổi mới, hoàn thiện qua các năm, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên được nâng cao, với chức năng nhiệm vụ đào tạo ở 03 cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp cho khu vực kinh tế tập thể và nhu cầu của xã hội. Trường đã được Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội chọn là trường Trọng điểm cấp quốc gia về đào tạo các ngành Kỹ thuật và cấp quốc tế - khu vực ASEAN- về đào tạo các ngành Mỹ nghệ. Tổng số cán bộ, viên chức Nhà trường hiện nay là 78 người.Trường có 6 khoa: Kinh tế và phát triển HTX, Công nghệ thông tin, Mỹ nghệ, Cơ điện, Cơ bản - Sư phạm dạy nghề, May thời trang. Hiện tổng số sinh viên 3 khoá hơn 2.000 sinh viên. Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt 95%, trong đó các khoa cơ điện, ngành may có việc làm là 100%, với mức lương trung bình từ 10- 12triệu đồng/tháng./.

Nguồn nghenghiepcuocsong.vn

Bình luận