"Thời 4.0, thầy giáo trường nghề không thể dạy với giáo trình bằng giấy"

 “Để học trò ra trường được công nhận tay nghề, xã hội thay đổi cái nhìn về trường nghề, giáo viên phải thay đổi cả nội dung, hình thức đào tạo”, thầy Phan Việt Hùng (Cao đẳng Nghề Đà Nẵng) chia sẻ.

Thầy Phan Việt Hùng - giảng viên khoa Tự động hoá, trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng - chia sẻ với PV Dân trí trước thềm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Với những sản phẩm khoa học công nghệ có ích cho cộng đồng và công tác đào tạo nghề như cổng chợ tự động mùa Covid-19 ở Đà Nẵng, mô hình 3D mô phỏng thiết bị thực hành nghề hỗ trợ sinh viên học trực tuyến, thầy Phan Việt Hùng được vinh danh Nhà giáo tiêu biểu TP Đà Nẵng 2020.

“Thời 4.0, thầy giáo trường nghề không thể dạy học với giáo trình bằng giấy”

Trong những ngày “tâm dịch” Đà Nẵng căng mình chống “giặc” Covid-19, rất nhiều người dân đi chợ ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng tấm tắc khen sáng kiến hay khi cổng chợ tự động được đưa vào sử dụng, đảm bảo kiểm soát số lượng, thông tin người đi chợ phục vụ công tác kiểm dịch.

Cổng chợ tự động này là sản phẩm sáng tạo khoa học công nghệ của Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng mà thầy Phan Việt Hùng là một trong những thành viên chủ lực trong nhóm sáng chế.

Thầy giáo trẻ (sinh năm 1986) ở khoa Tự động hóa của trường từ lâu đã được biết đến là tấm gương tiên phong trong nghiên cứu, sáng tạo trang thiết bị dụng khoa học công nghệ, phục vụ cho dạy học nghề.

Cũng trong mùa dịch Covid-19 vừa qua, khi sinh viên không đến trường học trực tiếp, thầy Phan Việt Hùng đã thiết lập mô hình 3D mô phỏng thiết bị đào tạo nghề lắp đặt điện, giúp sinh viên có thể học thực hành trực tuyến hiệu quả.

Trao đổi với PV Dân trí, thầy Hùng chia sẻ: “Khoa Tự động hóa nơi tôi đang công tác đào tạo hai nghề Cơ điện tử và Lắp đặt điện, điều khiển trong công nghiệp, đều là những nghề có xu hướng quốc tế hóa chuẩn nghề.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thị trường lao động chuyển sang giai đoạn mới. Và tác động rất lớn đến công tác đào tạo nghề. Theo tôi, giáo trình đào tạo bằng giấy như cũ không còn phù hợp với thời đại công nghệ. Cả về nội dung và hình thức giảng dạy phải đổi mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

“Đại dịch” Covid -19 vừa qua là khó khăn, song cũng là thử thách để chúng tôi không ngừng tư duy sáng tạo để đào tạo nghề trực tuyến hiệu quả với mô hình 3D; cũng như ứng dụng chính kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để sáng chế sản phẩm khoa học công nghệ có ích cho cộng đồng như cổng chợ tự động".

Thường xuyên đi làm thợ, để đào tạo thợ có nghề 

Trao đổi với PV Dân trí, ông Hồ Viết Hà - Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Đà Nẵng - cho biết: Nhà trường yêu cầu trong một năm học, giáo viên phải có thời gian làm việc trong một dây chuyền lao động, sản xuất ở doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo để quan sát, cập nhật thị trường yêu cầu tay nghề lao động như thế nào. Tức là người thầy phải đi làm thợ, để đào tạo thợ có tay nghề.

Và ở trường, theo Hiệu trưởng Hà, thầy Hùng là một trong những giáo viên thực hiện rất tốt điều này. Từ các mô hình trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề đến các sáng chế khoa học công nghệ đứng tên thầy Phan Việt Hùng hướng dẫn sinh viên thực hiện đều gắn với thực tiễn, ứng dụng, sử dụng có hiệu quả, có ích trong thực tiễn.

Lâu nay, nhà trường đã thực hiện xây dựng giáo trình đào tạo nghề với các doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo.

Với chủ trương này, thầy Hùng chia sẻ ý tưởng về giáo trình cập nhật liên tục theo hướng cả giáo viên và doanh nghiệp trong lĩnh vực cùng tham gia xây dựng, điều chỉnh giáo trình ngày càng sát với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

“Điều này đòi hỏi người giáo viên phải luôn cập nhật kiến thức, trải nghiệm thực tiễn môi trường hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo. Từ đó mới có những giáo trình đào tạo nghề sát với thực tế hơn”, thầy Hùng nói.

Tâm sự trước thềm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), nhà giáo tiêu biểu toàn TP Đà Nẵng xác định mục tiêu trong công tác đào tạo, cũng như niềm vui của một giáo viên trường nghề, đối với thầy, là sinh viên ra trường có việc làm ngay, được công nhận là một lao động có nghề, giỏi nghề thực thụ.

Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam là trường công lập, thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Dạy nghề Thủ công Việt Nam (ngày 15/8/2004) lên trường Trung cấp nghề Kỹ thuật - Mỹ nghề Việt Nam, tiếp đến là trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam. Cho đến nay, với hệ thống cơ sở vật chất không ngừng được đổi mới, hoàn thiện qua các năm, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên được nâng cao, với chức năng nhiệm vụ đào tạo ở 03 cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp cho khu vực kinh tế tập thể và nhu cầu của xã hội. Trường đã được Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội chọn là trường Trọng điểm cấp quốc gia về đào tạo các ngành Kỹ thuật và cấp quốc tế - khu vực ASEAN- về đào tạo các ngành Mỹ nghệ. Tổng số cán bộ, viên chức Nhà trường hiện nay là 78 người. Trường có 6 khoa: Kinh tế và phát triển HTX, Công nghệ thông tin, Mỹ nghệ, Cơ điện, Cơ bản - Sư phạm dạy nghề, May thời trang. Hiện tổng số sinh viên 3 khoá hơn 2.000 sinh viên. Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt 95%, trong đó các khoa cơ điện, ngành may có việc làm là 100%, với mức lương trung bình từ 10- 12triệu đồng/tháng./.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT - MỸ NGHỆ VIỆT NAM

Đ/C: Dương Xá - Gia Lâm - Hà Nội

Hotline: 024 36780857; 0982 648 635

Nguồn dantri.com.vn

Bình luận