Nhiều cử nhân, thạc sĩ “giấu bằng” đi làm công nhân

Cử nhân, thạc sĩ “giấu bằng” đi làm công nhân. Đây là một trong những thực trạng đang diễn ra đối với những người vốn được coi là có học thức cao trong xã hội. Nhưng thay vì phát huy kiến thức được học, họ đành phải giấu những chiếc bằng để vào làm công nhân lao động tay chân tại các nhà máy xí nghiệp với mong muốn đơn giản nhất là có việc làm, có lương để nuôi sống bản thân trong bối cảnh chưa xin được công việc phù hợp với tấm bằng đã học.

Tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục Chính trị, nhưng sau một thời gian loay hoay không tìm được công việc đúng chuyên ngành đào tạo, chị Phạm Thị Cúc, 27 tuổi đành cất tấm bằng này để xin vào làm công nhân ở một công ty may gần nhà, với mức lương 6 triệu đồng một tháng. 

Chị Cúc tâm sự: Bản thân rất trăn trở, thậm chí tự ti vì bằng cấp như thế mà lại đi làm công nhân. Nhưng trong công ty, không chỉ  riêng tôi mà rất nhiều người có bằng kế toán, sư phạm, luật, xây dựng, kỹ sư,… cũng đều nộp hồ sơ vào đây để làm.

Trường hợp của chị Cúc hiện nay không còn là hiện tượng. Theo thống kê của Bộ LĐTB và XH: Đến hết năm 2018, số người ở nhóm trình độ đại học trở lên thất nghiệp khoảng 135.000 người.  Còn với những người may mắn tìm được việc làm thì có tới 60% sinh viên ra trường làm trái ngành nghề mình được đào tạo. 

Theo ông Trần Trọng Kim, Phó tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết: Tình trạng cử nhân giấu bằng đại học đi làm công nhân tại các doanh nghiệp không còn là chuyện hiếm. Khi nộp hồ sơ, hầu hết các bạn này đều nộp bằng tốt nghiệp THPT, thậm chí là bằng tốt nghiệp THCS. 

Ông Trần Trọng Kim, Phó tổng giám đốc Tổng công ty May 10: khi phỏng vấn, chúng tôi có hỏi và nhiều bạn đã khóc tâm sự, thực ra các bạn có bằng đại học, thậm chí thạc sỹ  nhưng giấu bằng, phần vì ngại, phần vì sợ nhà tuyển dụng sẽ không nhận.

Thực trạng này không chỉ làm dấy lên những băn khoăn về sự lãng phí nguồn lực xã hội trong đào tạo, mà còn cho thấy những thiếu khuyết trong công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh vốn đã tồn tại từ nhiều năm qua. Vậy làm thế nào để sinh viên ra trường không thất nghiệp, tránh tình trạng liên thông ngược khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng lại quay trở về học trường nghề là băn khoăn của nhiều học sinh và các bậc phụ huynh.

Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam là trường công lập, thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Dạy nghề Thủ công Việt Nam (ngày 15/8/2004) lên trường Trung cấp nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam, tiếp đến là trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam. Cho đến nay, với hệ thống cơ sở vật chất ko ngừng được đổi mới, hoàn thiện qua các năm, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên được nâng cao, với chức năng nhiệm vụ đào tạo ở 03 cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp cho khu vực kinh tế tập thể và nhu cầu của xã hội. Trường đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chọn là trường Trọng điểm cấp quốc gia về đào tạo các ngành Kỹ thuật và cấp quốc tế khu vực ASEAN về đào tạo các ngành Mỹ nghệ. Tổng số cán bộ, viên chức nhà trường hiện nay là 78 người. Nhà trường có 06 khoa: Kinh tế và phát triển HTX, Công nghệ thông tin, Mỹ nghệ, Cơ điện, Cơ bản - Sư phạm dạy nghề, May thời trang. Nhà trường tuyển sinh cao đẳng, cao đẳng 9+ liên tục trong năm. Hiện tổng số sinh viên 3 khoá hơn 2.000 sinh viên. Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt 95%, trong đó các ngành cơ điện, ngành may có việc làm là 100%, với mức lương trung bình từ 10- 12triệu đồng/tháng.

Nguồn thaibinhtv.vn

Bình luận