Lan tỏa giá trị kỹ năng nghề trong đời sống xã hội

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) vừa ban hành kế hoạch Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giai đoạn 2021-2025. Một trong những mục tiêu chính là lan tỏa giá trị kỹ năng nghề trong đời sống xã hội.

Lãnh đạo Bộ LĐTB&XH kiểm tra kỳ thi tay nghề quốc gia năm 2020.

Theo đó, giai đoạn này Tổng cục GDNN sẽ tập trung xây dựng, phát triển không gian truyền thông GDNN trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan thông tấn báo chí, hệ thống nền tảng số; không gian công cộng; các điểm văn hóa, du lịch, công viên, phương tiện giao thông công cộng… tiến tới xây dựng hệ sinh thái truyền thông GDNN.

Đối tượng truyền thông hướng đến là học sinh THCS, THPT và gia đình; lao động nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã; bộ đội xuất ngũ; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ công an, nghĩa vụ quân sự. Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở GDNN; sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục đại học; doanh nghiệp, người sử dụng lao động… Bênh cạnh đó, truyền thông cũng hướng tới các cấp ủy, đảng; các cơ quan quản lý: Cơ quan Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp; các tổ chức quốc tế...

Nội dung truyền thông được chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn 2021-2023, Tổng cục GDNN tập trung xây dựng phát triển không gian truyền thông GDNN. Giai đoạn 2024-2025, Tổng cục GDNN tiếp tục phát triển không gian truyền thông GDNN và tiến tới triển khai xây dựng, hình thành hệ sinh thái truyền thông GDNN.

Các nội dung cụ thể sẽ tập trung vào việc nâng cao nhận thức, quảng bá hình ảnh, tôn vinh các cá nhân, tập thể điển hình trên tất cả các phương triện và loại hình truyền thông với các phương thức phong phú, đa dạng như: Xây dựng các sản phẩm phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin mang tính chất truyền thông và kết hợp với chuyên môn, nghiệp vụ; biên soạn, xây dựng, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi...

Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam là trường công lập, thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Dạy nghề Thủ công Việt Nam (ngày 15/8/2004) lên trường Trung cấp nghề Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam, tiếp đến là trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam. Cho đến nay, với hệ thống cơ sở vật chất ko ngừng được đổi mới, hoàn thiện qua các năm, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên được nâng cao, với chức năng nhiệm vụ đào tạo ở 03 cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp cho khu vực kinh tế tập thể và nhu cầu của xã hội. Trường đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chọn là trường Trọng điểm cấp quốc gia về đào tạo các ngành Kỹ thuật và cấp quốc tế khu vực ASEAN về đào tạo các ngành Mỹ nghệ. Tổng số cán bộ, viên chức nhà trường hiện nay là 78 người. Nhà trường có 06 khoa: Kinh tế và phát triển HTX, Công nghệ thông tin, Mỹ nghệ, Cơ điện, Cơ bản - Sư phạm dạy nghề, May thời trang. Nhà trường tuyển sinh cao đẳng, cao đẳng 9+ liên tục trong năm. Hiện tổng số sinh viên 3 khoá hơn 2.000 sinh viên. Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt 95%, trong đó các ngành cơ điện, ngành may có việc làm là 100%, với mức lương trung bình từ 10- 12triệu đồng/tháng.

Nguồn baotintuc.vn

Bình luận