Lần đầu tiên người trẻ Việt có cơ hội học nghề theo ‘chuẩn’ thế giới

Dù đang có cơ hội vàng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng một trong những điều kiện tiên quyết là nguồn lao động có tay nghề Việt Nam chưa thể đáp ứng trong bối cảnh mới. Giới chuyên gia cho rằng, mô hình doanh nghiệp cùng tham gia với cơ sở đào tạo nghề như VinFast hợp tác với các trường cao đẳng mới đây có thể coi là chìa khoá để nâng cao chất lượng tay nghề lao động tại Việt Nam.

Ngày 28/5, chương trình đào tạo song hành đầu tiên tại Việt Nam vừa được ký kết giữa VinFast và 5 trường Cao đẳng nghề trên toàn quốc. Đây là mô hình đào tạo theo chuẩn quốc tế được nhiều nước có ngành công nghiệp phát triển áp dụng, có thể giải bài toán nhân lực tay nghề thiếu và yếu nhiều năm nay tại Việt Nam.

Lao động Việt Nam chưa sẵn sàng cuộc chơi lớn

Dịch bệnh Covid-19 đã và đang làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Những động thái mới đây như việc Mỹ mời Việt Nam đối thoại với "Bộ tứ kim cương" để tái cấu trúc chuỗi cung ứng, mang lại cơ hội cho Việt Nam trở thành công xưởng của thế giới. Giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh tái khởi động lại nền kinh tế sau dịch bệnh và hội nhập quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực là thách thức chung nhất của các nước, và là chìa khoá của sự thành công. Quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng, đặc biệt có kỹ năng nghề giỏi thì sẽ thắng lớn và ngược lại.

Tuy nhiên, trong cuộc hội thảo mới đây, bà Wendy Cunningham, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, nhiều tập đoàn lớn đang đầu tư vào Việt Nam nhưng lao động trong nước lại chưa sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng lao động toàn cầu. Lao động Việt Nam bị đánh giá thiếu kỹ năng thực hành, thường mất nhiều thời gian để đào tạo lại.

Đồng quan điểm cho rằng cần nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt lao động có tay nghề,ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra kết quả khảo sát: Có 75% doanh nghiệp đang quan tâm đến vấn đề tự động hoá. Và theo kế hoạch của các doanh nghiệp trong 3 năm tới sẽ tự động hoá 1/4 đến 1/3 các khâu. Tức là 25% - 33% việc làm tay chân sẽ được chuyển sang máy móc.

“Sự chuyển dịch tạo ra thách thức cho những lao động thiếu kĩ năng, và cũng là cơ hội cho những lao động có tay nghề. Chiến tranh thương mại, dịch bệnh... càng thúc đẩy nhanh hơn việc tự động hoá. Thế nên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh công tác đào tạo nghề là vấn đề quan tâm bậc nhất trong chương trình nghị sự của chúng ta”, Chủ tịch VCCI nói.

Trong khi đó, theo quy hoạch phát triển nhân lực, Việt Nam cần 34,4 triệu lao động qua đào tạo nghề, chiếm 78% tổng lực lượng lao động qua đào tạo trong toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, trong tổng số hơn 54 triệu lao động hiện tại, mới có 24% lao động đang làm việc qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ - tương ứng khoảng 13 triệu lao động - con số rất khiêm tốn so với yêu cầu đặt ra trong bối cảnh mới.

Lần đầu tiên người trẻ Việt có cơ hội học nghề theo ‘chuẩn’ thế giới - 1

Dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp

Theo công ty nghiên cứu thị trường lao động Navigos Search, để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề, các doanh nghiệp phải chú trọng hợp tác với các cơ sở đào tạo ngay từ khâu giảng dạy. 49% các doanh nghiệp chọn liên kết với giáo dục nghề nghiệp, số liệu cho thấy tầm quan trọng của học nghề, đào tạo nghề đối với tương lai kinh tế đất nước.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, chìa khóa trong việc giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động chất lượng hiện nay là mở rộng mạng lưới đào tạo nghề nghiệp, xã hội hóa và làm sao doanh nghiệp phải là chủ thể tham gia trong công tác giáo dục nghề nghiệp này.

“Doanh nghiệp tham gia với tư cách là nhà đầu tư, là người đặt hàng, tham gia xây dựng chương trình đào tạo, trực tiếp đào tạo, kiểm tra, cấp bằng và cấp các chứng chỉ về đào tạo nghề nghiệp và sau đó là sử dụng lao động. Khi nào mà các doanh nghiệp có thể tham gia vào toàn khâu trong các chuỗi giá trị về giáo dục thì lúc đó mới hy vọng tạo ra sự đột phá trong giáo dục nghề nghiệp của chúng ta”, ông Lộc nhìn nhận.

Là một trong những cơ sở đào tạo nghề đi đầu trong việc liên kết với doanh nghiệp, ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội lấy ví dụ trong lĩnh vực sản xuất ô tô, trường ký kết với VinFast triển khai mô hình đào tạo song hành đầu tiên tại Việt Nam theo chuẩn của ngành công nghiệp Đức.

Lần đầu tiên người trẻ Việt có cơ hội học nghề theo ‘chuẩn’ thế giới - 2

“Đây là mô hình đào tạo khép kín giữa nhà trường và doanh nghiệp, đảm bảo được 3 yếu tố quan trọng nhất. Thứ nhất, học viên được học lý thuyết tại trường rồi thựchànhvớimáy móc hiện đại tại nhà máy VinFast với tỷ lệ 30/70 (30% lý thuyết, 70% thực hành). Thứ hai, chương trình đào tạo chuẩn quốc tế nên đảm bảo chất lượng đầu ra. Thứ ba, học viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp”, ông Ngọc nói.

Giới chuyên gia nhìn nhận, những mô hình liên kết đào tạo theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp cần được lan toả, kết nối được thành mạng lưới mô hình đào tạo nghề kiểu mẫu. Trong đó, các bên cũng cần xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp căn cứ vào nhu cầu thực tiễn và cần vươn tới tiêu chuẩn quốc tế.

“Khi chúng ta tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì bắt buộc chúng ta phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, không cách nào khác cả”, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho hay.

Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam là trường Công lập trực thuộc Liên minh HTX Việt Nam, được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Dạy nghề Thủ công Việt Nam lên trường Trung cấp nghề Kỹ thuật - Mỹ nghề Việt Nam, sau đó là trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam. Nhà trường có chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng, dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực đạt trình độ cao cho khu vực kinh tế tập thể, HTX cũng như cho xã hội.

Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, với hệ thống cơ sở vật chất không ngừng được đổi mới, hoàn thiện qua các năm, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên được nâng cao. Với chức năng nhiệm vụ đào tạo, dạy nghề ở 03 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề, trường Cao đẳng Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam đã được Bộ Lao động Thương binh - Xã hội chọn là trường có các nghề Trọng điểm cấp Quốc gia về đào tạo các nghề Kỹ thuật và cấp Quốc tế - khu vực ASEAN về đào tạo các nghề Mỹ nghệ. Bên cạnh đó, nhà trường thực hiện phương thức đào tạo gắn kết với doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho sinh viên khi ra trường.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT - MỸ NGHỆ VIỆT NAM

Đ/C: Dương Xá - Gia Lâm - Hà Nội

Hotline: 024 36780857; 0982 648 635

VP1: Khu Nội thương, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội

VP2: 09 Bùi Ngọc Dương, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bình luận