Học Cao đẳng điện công nghiệp – học gì và làm gì?
Cao đẳng điện công nghiệp sẽ học gì?
Giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện trong hoạt động sản xuất có thể nói điện công nghiệp không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.
Cử nhân chuyên ngành điện công nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành nhằm nắm vững kiến thức về kỹ thuật điện, điện tử; nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm và quy ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp. Cử nhân điện công nghiệp sẽ đọc được các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như: Bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;
Bên cạnh đó sinh viên ngành điện công nghiệp sẽ được đào tạo các kỹ năng về vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định; vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện, điện lạnh; công tác bảo hộ lao động. Công tác phòng chống cháy, nổ, nhiễm bụi và nhiễm độc hoá chất; Xây dựng được hệ thống điện công nghiệp, sửa chữa và vận hành hệ thống máy điện; Lập trình và kết nối được các bộ điều khiển khả trình PLC; vi điều khiển và Logo; Triển khai, lắp đặt và vận hành được tủ điện công nghiệp, tủ phân phối, tủ điều khiển – truyền động, hệ thống điện nhà, các thiết bị điện và điên lạnh; Sửa chữa quấn dây được động cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha, máy biến áp công suất nhỏ, đo kiểm linh kiện ứng dụng cho ngành điện.
Cơ hội với ngành điện công nghiệp
Theo thống kê cho biết nhân lực ngành điện công nghiệp đang thiếu hụt lớn về chất và lượng. Nguyên nhân cho sự khan hiếm này là vì phát triển công nghiệp là hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Trong đó, chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam là đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 6,5-7,0%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 7,5-8,0%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 12,5-13,0%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 11,0-12%/năm. Để đạt được những chỉ tiêu trên thì nhất định phải có sự gia tăng về quy mô các nhà máy, khu công nghiệp trên khắp cả nước. Sự gia tăng này đồng nghĩa với việc cần phát triển các hệ thống và mạng lưới điện công nghiệp. Nhu cầu phát triển kinh tế này làm gia tăng nhu cầu nhân lực ngành điện công nghiệp tạo cơ hội việc làm lớn cho sinh viên.
Ai phù hợp với ngành điện công nghiệp
Làm việc trong lĩnh vực điện công nghiệp sẽ cần bạn có sức khỏe tốt để có thể tham gia khảo sát tình hình thực thế, tham gia và công tác đánh giá chất lượng công trình thi công hệ thống điện. Kỹ sư điện công nghiệp sẽ di chuyển nhiều để khảo sát thực tế trên nhiều địa hình phức tạp khác nhau, di chuyển giữa các hệ thống điện, kỹ sư thực hiện công việc đấu nối truyền tải điện cũng cần đến sức khỏe tốt. Bên cạnh đó tố chất cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cũng rất cần thiết cho ngành điện công nghiệp.
Công việc của ngành điện công nghiệp sẽ thường xuyên phải đi khảo sát thực tế nên cần sức khỏe tốt
Học cao đẳng điện công nghiệp sẽ làm nhiệm vụ gì?
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng điện công nghiệp cơ hội việc làm của bạn sẽ rộng mở. Bạn có thể làm các công việc liên quan tới xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống sản xuất điện. xây dựng và vận hành hệ thống lưới điện phân phối điện công nghiệp hoạt động ổn định, an toàn; xây dựng hệ thống điện đưa điện công nghiệp vào trong sản xuất. Một số đặc trưng cụ thể của kỹ sư điện công nghiệp:
– Tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng;
– Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện ba pha, máy điện một pha, máy điện một chiều và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng
– Phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện. Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp,
Học cao đẳng điện công nghiệp sẽ học những gì?
Kiến thức chuyên môn
Cử nhân điện công nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn về nguyên lý hoặt động của hệ thống điện công nghiệp. Từ những kiến thức cơ bản đó, người học được tích lũy các kiến thức chuyên ngành để thực hiện thiết kế hệ thống điện công nghiệp, truyền tải điện, phân phối điện, đưa điện đến đơn vị sử dụng. Kiến thức để xây dựng hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy đảm bảo an toàn, chi phí thấp, chất lượng cao. Và để đảm bảo người kỹ sư có thể thiết kế, thi công tốt các hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy, kiến thức về các máy móc sử dụng điện công nghiệp không thể thiếu trong chương trình đào tạo.
Các kỹ năng chuyên môn của ngành điện công nghiệp
– Kỹ năng sử dụng dụng cụ đo, lắp ráp và sửa chữa các thiết bị chiếu sáng. Sửa chữa và quấn mới máy biến áp công suất nhỏ, vận hành, bảo dưỡng và quấn mới động cơ điện một pha, vận hành, bảo trì động cơ điện 3 pha
– Kỹ năng khảo sát, vẽ sơ đồ khai triển dây quấn; đấu dây vận hành các loại máy điện một chiều và xoay chiều. Kiểm tra và xác định cực tính dây quấn máy điện quay. Kỹ năng quấn dây các loại máy điện quay: Máy điện không đồng bộ 1 pha, 3 pha, động cơ xoay chiều có vành góp.
– Kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành mô hình hệ thống cung điện của hộ tiêu thụ, đường dây – trạm biến áp, nhà máy điện và hệ thống bảo vệ relay.
– Kỹ năng đo các đại lượng không mang điện trên cơ sở phương pháp đo điện, ứng dụng trong việc thiết kế và vận hành các hệ thống đo.
Để theo học ngành điện công nghiệp của trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ VN các bạn đăng ký tham gia xét tuyển theo các cách dưới đây?
- Thời gian đào tạo và học phí:
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Sau 3 năm được cấp bằng Cao đẳng Chính quy
- Học phí 900.000 đồng /tháng
- Phương thức xét tuyển :
Xét tuyển học bạ THPT lớp 12,
Điều kiện trúng tuyển: Thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT
- Hồ sơ xét tuyển:
- Sơ yếu lý lịch
- Bản sao : Giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, Học bạ THPT
- Các giấy tờ xác nhận ưu tiên( Nếu thí sinh thuộc diện ưu tiên)
- 4 ảnh 3×4
4.Cách thức nộp hồ sơ
Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Văn phòng Tuyển sinh và Hỗ trợ việc làm. TDP. Nội thương, Dương Xá, Gia Lâm, HN
- Cách 2: Chuyển phát nhanh qua đường bưu điện về Văn phòng Tuyển sinh và Hỗ trợ việc làm; TDP Nội thương, Dương Xá, Gia Lâm, HN
- Cách 3: Đăng ký trực tuyến tại: https://vcth.edu.vn
- Hotline: 0984 308 585