Gia công và thiết kế sản phẩm mộc

Nghề Gia công và Thiết kế sản phẩm Mộc

  1. Giới thiệu chung về khoa Mỹ nghệ và ngành Gia công và thiết kế sản phẩm Mộc

Khoa Mỹ nghệ trường Cao đẳng Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam được thành lập vào năm 2007  và được nhà trường giao nhiệm vụ đào tạo các nghề: Kỹ thuật sơn mài khảm trai và nghề Gia công và thiết kế sản phẩm Mộc. Trải qua 15 năm thành lập và phát triển, khoa Mỹ nghệ ngày càng phát triển lớn mạnh. Hàng năm, đào tạo hàng trăm sinh viên ra trường, tỉ lệ việc làm là đạt 100%, với mức lương trung bình 9-10tr/ tháng.

Với mong muốn tạo ra đội ngũ lao động trẻ có tay nghề, có kỹ năng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, trường Cao đang Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam nói chung và khoa Mỹ nghệ nói riêng đang từng bước học hỏi, cố gắng phát triển, nâng cao năng lực đào tạo nghề để trở thành lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ có nhu cầu học nghề ở khu vực miền Bắc.

Gia công và thiết kế sản phẩm mộc” là ngành/nghề sử dụng nguyên liệu chính là gỗ để sản xuất ra các sản phẩm đồ mộc như bàn, ghế, giường, tủ... Ngành/nghề này phải thực hiện được các nhiệm vụ: sấy gỗ; pha phôi; gia công mặt phẳng; gia công mối ghép mộng; gia công mặt cong; ghép ván; tiện gỗ; lắp ráp sản phẩm; trang sức bề mặt sản phẩm.

Người hành nghề Gia công và thiết kế sản phẩm mộc thường được làm trong các nhà máy chế biến gỗ từ khâu thiết kế mẫu đến sản xuất sản phẩm hoặc có thể làm chủ cơ sở sản xuất các sản phẩm mộc... Các nhiệm vụ chủ yếu của ngành/nghề: Thiết kế sản phẩm mộc; chuẩn bị nguyên liệu; sấy gỗ; pha phôi; gia công mặt phẳng; gia công mối ghép mộng; gia công mặt cong; ghép ván; tiện gỗ; lắp ráp sản phẩm; trang sức bề mặt sản phẩm.

Trong nhiều năm qua ngành công nghiệp Việt Nam trong đó có ngành gỗ tạo ra sự cạnh tranh nhờ vào nhân công giá rẻ. Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghệ 4.0, các doanh nghiệp gỗ phải cạnh tranh bằng mẫu mã, bằng sự sáng tạo của người thợ thiết kế và gia công sản phẩm mộc. Theo Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chế biến gỗ là 1 trong 10 ngành mang lại nguồn thu lớn nhất từ xuất khẩu và có đóng góp đáng kể vào GDP cả nước.

Nhìn rộng ra cho thấy, với quy mô khoảng 300.000 lao động trong ngành chế biến gỗ đến năm 2016 thì số lượng cán bộ có trình độ chuyên ngành chế biến lâm sản chỉ chiếm 2-3%, công nhân kỹ thuật chiếm 20-30%, số còn lại là lao động phổ thông. Trong khi đó yêu cầu số lượng kỹ sư cần từ 7-10% /tổng số lao động (30.000 kỹ sư), như vậy có thể thấy số lượng kỹ sư chế biến lâm sản cần thiết cho ngành phải còn thiếu đến hàng nghìn người/năm.

Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, năm 2015 cả nước có trên 4200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, như vậy tính trung bình mỗi doanh nghiệp chỉ có chưa tới một kỹ sư chế biến gỗ.

Kỹ sư chế biến lâm sản thường làm công tác quản lý và thực hiện nhiều công việc có liên quan đến gỗ, vật liệu gỗ và làm việc ở các nhà máy chế biến gỗ, công ty sản xuất đồ gỗ, các công ty thiết kế nội thất và sản xuất đồ gỗ, các cơ sở kinh doanh, thương mại về xuất nhập khẩu về gỗ và sản phẩm gỗ trên địa bàn cả nước, các sở ban ngành.

Và trước nhu cầu hội nhập ngày càng cao của Việt Nam, khi các hiệp định thương mại tự do bắt đầu có hiệu lực, cơ hội cho ngành gỗ ngày càng rộng mở, ngành gỗ không thể chỉ chờ đợi vào việc tăng khối lượng xuất khẩu hay mở rộng thị trường, mà còn cần tính tới việc xuất khẩu giá trị sản phẩm ở các khía cạnh như thương hiệu, thiết kế có tính thẩm mỹ và tính ứng dụng cao, thể hiện sự sáng tạo, cũng như trí óc của nhà thiết trong nước.

Thời gian qua, Trường Cao đẳng Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam đã hỗ trợ cho sinh viên rất nhiều những năm qua. Các kỹ sư được thực tập tại các công ty và được các doanh nghiệp trả lương, tìm đầu ra và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đào tạo, do vậy cơ hội việc làm đối với sinh viên không phải khó khăn mà tay nghề và năng lực của sinh viên tới đâu.

Trăn trở lớn hiện nay là chuyển đổi hình thức đào tạo theo nhu cầu xã hội và quốc tế cần, vì Việt Nam đã tham gia vào TPP, nên cần định hướng đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Trường Cao đẳng Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam cũng đang có sự chuyển đổi lớn để nhằm phát triển các mô hình hợp tác đào tạo như Nhà trường – Doanh nghiệp, Nhà trường – Doanh nghiệp – Chính phủ trong đó vai trò của chính phủ là hỗ trợ cho các ngành nghề do nhà nước đặt hàng, vai trò của doanh nghiệp là tham gia quá trình đào tạo và được hưởng lợi từ mức ưu đãi về thuế.

Tìm thiểu thêm các nghề đào tạo của trường tại đây.

  1. Đối tượng và hình thức tuyển sinh

TT

Trình độ

đào tạo

Thời gian đào tạo

Cấp bằng

Đối tượng tuyển sinh

Học phí

Hồ sơ

đăng ký

1

Cao đẳng Gia công và thiết kế sản phẩm Mộc

(6210422)

3 năm

Kỹ sư

thực hành

 

Tốt nghiệp THPT, bổ túc văn hóa hoặc tương đương.

900.000đ/ tháng

 

Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu quy định;

Sơ yếu lý lịch;

Ảnh mầu cỡ 4x6 ( 4 ảnh), cỡ 3x4 (2 ảnh);

giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có);

Bản sao có công chứng các giấy tờ sau: Học bạ; Bằng tốt nghiệp THPT, THCS hoặc tương đương; Giấy khai sinh; Sổ hộ khẩu

 

 

2

THPT kết hợp

Cao đẳng 

(6210422)

4 năm

 

Kỹ sư

thực hành

 

Tốt nghiệp THCS

 

Mức thu như sau:

-Chương trình trung cấp 2 năm: Miễn học phí 

-Học liên thông từ trung cấp lên cao đẳng 1 năm: 900.000đ /tháng

3

Trung cấp Gia công và thiết kế sản phẩm Mộc

 (5210422)

2 năm

 

Trung cấp

 

Tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, THCS.

Miễn học phí

( Tốt nghiệp THCS)

Hình thức xét tuyển:

Xét tuyển học bạ

Thời gian khai giảng:

Theo thông báo tuyển sinh

Tải hồ sơ xét tuyển tại đây 

  1. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp:

 Sau khi tốt nghiệp, trường Cao đẳng Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam cam kết 100% bố trí việc làm cho sinh viên. Học sinh sinh viên có thể tin tưởng đến với trường Cao đẳng Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam như một địa chỉ đào tạo nghề tin cậy ở miền Bắc Việt Nam.

     Tìm thiểu thêm các nghề đào tạo của trường tại đây.

  1. Đăng ký xét tuyển:

Đăng ký xét tuyển trực tuyến tại website của nhà trường bằng cách sau:

 Click vào mục Đăng kí ngay trên Website của nhà trường (https://vcth.edu.vn/), điền thông tin theo yêu cầu.

Nơi đăng kí nhận hồ sơ và nhập học:

- Đăng ký trực tuyến tai: www.vcth.edu.vn

- Hoặc nộp trực tiếp, gửi qua Bưu điện theo địa chỉ:

Phòng Tuyển sinh và Hỗ trợ việc làm

- Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam

- Khu Nội thương, Dương Xá, Gia Lâm, TP Hà Nội

- ĐT: 024.36780857 - 0984308585

 

 

Bình luận