Năm 1971, Chính phủ Malaysia đã thực hiện chương trình hành động mang tính cách mạng cho người Mã Lai khi ban hành Chính sách kinh tế mới (NEP), đưa họ vào vị trí chỉ huy nền kinh tế vốn do người gốc Hoa chiếm giữ.
Mục tiêu của chương trình là kết thúc thành công vào năm 1990, thế nhưng sau 50 năm áp dụng, các mục tiêu của NEP vẫn chưa được thực hiện. Thay vào đó, chính sách kinh tế này đã làm gia tăng căng thẳng chủng tộc, bóp méo nền kinh tế, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm biến dạng hệ thống giáo dục…
Bài học "đi tắt, đón đầu"
Trong bài viết phân tích trên Eurasia Review, tác giả Murray Hunter cho rằng một trong những nguyên nhân chính, cũng có thể là sai lầm lớn, của Malaysia là tập trung quá nhiều vào giáo dục mà không tạo ra những yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế cũng như duy trì vị trí tương đối trên vũ đài quốc tế.
Trong bảng xếp hạng gần đây nhất của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), hệ thống giáo dục của Malaysia đứng ở vị trí 63 trong số 93 quốc gia được khảo sát.
Từ những năm 1980, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã muốn đón đầu chuyển sang các ngành công nghệ cao như chất bán dẫn. Để phát triển kỹ năng của nhân công địa phương, nhiều trường cao đẳng, đại học đã được thành lập trên khắp Malaysia.
Những trường đại học mới này được thành lập dựa trên tiền đề đây sẽ là nơi cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng, thay vì trở thành các trung tâm giảng dạy, đào tạo nặng về kiến thức.
Bộ Giáo dục đại học kiểm soát chặt chẽ các trường này, lựa chọn và phê duyệt những người có chức vụ cao hơn và quyết định những khóa học cần được giảng dạy.
Vào đầu những năm 2000, Chính phủ Malaysia chú trọng quan điểm "to là đẹp" trong giáo dục đại học, và do đó nhanh chóng mở rộng quy mô của các trường đại học công lập ở địa phương.
Hiện Malaysia có 20 trường đại học công lập, 91 trường đại học, cao đẳng tư thục và các cơ sở nước ngoài (trong đó nhiều trường có điều kiện tài chính rất kém).
Tuy nhiên, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học quá lớn (hơn 200.000 sinh viên hằng năm) so với số lượng việc làm có sẵn trong nền kinh tế.
Cùng với đó, sự không tương thích giữa khu vực địa lý, trình độ sinh viên tốt nghiệp và việc làm có sẵn khiến tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao, hiện ở mức 11,72%.
Bài học "chất lượng đào tạo"
Mặc dù Malaysia có thêm nhiều trường đại học lớn, nhưng điều đó lại không mang đến sự xuất sắc về mặt giáo dục. Văn hóa học theo sách giáo khoa đã lấn át việc giảng dạy, khi sinh viên có thể sử dụng kho bài luận trực tuyến để hoàn thành các bài tập được giao nhanh chóng.
Các hệ thống quy chuẩn trong giảng dạy như Giáo dục dựa trên mục tiêu (OBE) và chứng nhận ISO dựa vào năng lực của trường đã biến giảng viên thành các nhà quản trị, tước bỏ đi thời gian chuẩn bị, nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên.
Hệ thống giáo dục như thế đang khiến sinh viên Malaysia rơi vào tình trạng thất nghiệp và nợ nần. Theo các báo cáo, tổng nợ của sinh viên tại Malaysia năm 2019 đã ở mức 39 tỉ ringgit (9,46 tỉ USD).
Nỗ lực xây dựng hình ảnh từ việc theo học đại học và có được bằng cấp khiến sinh viên kỳ vọng quá nhiều vào những cơ hội việc làm mà thị trường lao động không thể mang lại.
Hệ thống giáo dục của Malaysia cũng thất bại trong việc xây dựng văn hóa độc lập và tư duy phản biện cho sinh viên tốt nghiệp, nhưng đến nay đã tạo ra hai thế hệ sinh viên với những khát vọng vươn lên tầng lớp trung lưu không thể thực hiện được.
Mặc dù quá trình công nghiệp hóa đã biến Malaysia trở thành một trong những nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới, nhưng quốc gia Đông Nam Á này lại thất bại trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp hạ nguồn như công nghệ thông tin hoặc viễn thông.
Phần lớn các ngành công nghiệp sản xuất phụ thuộc vào lao động nước ngoài và do đó mang lại ít lợi ích cho các nền kinh tế địa phương, đặc biệt là với chế độ ưu đãi thuế kéo dài đối với hầu hết các nhà đầu tư.
Tác giả Murray Hunter - vốn là nhà nghiên cứu, học thuật kiêm chủ doanh nghiệp có 30 năm kinh nghiệm - cho rằng Malaysia cần khẩn trương cải tổ hệ thống giáo dục đại học, phân cấp và liên kết các trường đại học lớn để giảng dạy các kỹ năng liên quan đến khởi nghiệp, ngành nghề và công nghệ phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), thay vì mơ tưởng tới việc áp dụng những khái niệm về công nghiệp 4.0, vốn không phù hợp với một nền kinh tế vẫn đang phát triển và chưa có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết.
Theo ông, giáo dục nên quay lại với các trường cao đẳng và trường dạy nghề để tạo ra những doanh nhân mới, đặc biệt trong giới trẻ.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam là trường công lập, có hệ thống cơ sở vật chất ko ngừng được đổi mới, hoàn thiện qua các năm, đội ngũ cán bộ giáo viên ổn định, với chức năng nhiệm vụ đào tạo ở 03 cấp trình độ: Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp cho khu vực kinh tế tập thể và nhu cầu của xã hội. Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chọn là trường có các ngành trọng điểm cấp Quốc gia về Kỹ thuật và cấp Quốc tế về Mỹ nghệ. Nhà trường có 06 khoa: Kinh tế và phát triển HTX, Công nghệ thông tin, Mỹ nghệ, Cơ điện, Cơ bản - Sư phạm dạy nghề, May thời trang. Công tác tuyển sinh của nhà trường đối với hệ cao đẳng, cao đẳng 9+ liên tục trong năm. Hiện nay, tổng số sinh viên của nhà trường cả 03 khoá khoảng 1.500 sinh viên. Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt 95%, trong đó các ngành cơ điện, ngành may có việc làm là 100%, với mức lương trung bình từ 10-12triệu đồng/tháng.
Nguồn tuoitre.vn